Ngành Công Nghệ Ô TÔ Học Gì, Cơ Hội Việc Làm Sau Khi Tốt Nghiệp Tại Bình Phước

Ngành Công nghệ ô tô hiện nay đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ, việc các hãng ô tô nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang phát triển rất nhanh, do đó ngành Công nghệ ô tô nhanh chóng trở thành xu thế lựạ chọn cho các bạn học sinh. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ngành Công nghệ ô tô là gì học những gì ? ra trường làm gì? Điều kiện xét tuyển như thế nào?. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin để các bạn học sinh tham khảo.

Công nghệ Ô tô là gì?

Công nghệ ô tô là một ngành kỹ thuật tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực như cơ khí, điện – điện tử, tự động hóa và công nghệ chế tạo. Chương trình này tập trung đào tạo và trang bị cho học viên những kiến thức liên quan đến ô tô, bao gồm cách khai thác, sử dụng, quản lý và sửa chữa các hệ thống trên ô tô.

Nhờ chương trình này, học viên sẽ nắm vững lý thuyết và ứng dụng kiến thức vào công việc thực tế. Điều này giúp họ trở thành những chuyên gia có kỹ năng và hiểu biết sâu về ô tô, có khả năng làm việc hiệu quả trong ngành công nghiệp này.

Ngành Công nghệ ô tô học gì?

Theo chương trình đào tạo ngành Công nghệ ô tô, sinh viên theo học ngành này được trang bị các kiến thức chuyên sâu về cơ khí ô tô, máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, hệ thống điều khiển, hệ thống nạp – xả của động cơ, …

Một số môn học tiêu biểu của ngành công nghệ ô tô mà sinh viên được học như:

STT Tên học phần Số tín chỉ
1 Giáo dục quốc phòng – An ninh 2
2 Chính trị 2
3 Giáo dục thể chất 2
4 Tin học 2
5 Tiếng anh 3
6 Pháp luật 1
7 Điện kỹ thuật 3
8 Cơ ứng dụng 4
9 Vật liệu học 3
10 Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật 3
11 Vẽ kỹ thuật 3
12 An toàn lao động 2
13 Thực hành nguội cơ bản 4
14 Thực hành hàn cơ bản 2
15 Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa 3
16 Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền và bộ phận cố định của động cơ 1 3
17 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí 5
18 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát 4
19 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí 5
20 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesl 5
21 Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện ô tô 1 5
22 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực 6
23 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển 4
24 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái 3
25 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh 5
26 Thực tập tại cơ sở sản xuất 1 7
27 Thực hành mạch điện cơ bản 2
28 Kỹ thuật lái ô tô 4
29 Công nghệ phục hồi chi tiết trong sửa chữa ô tô 5
30 Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô – xe máy 4
31 Kiểm tra và sửa chữa PAN ô tô 4
32 Bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 5

Việc làm sau khi ra trường ngành Công nghệ Ô tô

Sau khi tốt nghiệp Trung cấp Công nghệ Ô tô, các bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực ô tô, bao gồm:

  • Lắp đặt, bảo trì và bảo dưỡng ô tô tại các nhà máy, xí nghiệp sửa chữa, lắp ráp ô tô trong và ngoài nước.
  • Làm việc như nhân viên kỹ thuật trong các cơ sở sửa chữa ô tô tư nhân vừa và nhỏ.
  • Tự tổ chức kinh doanh và cung cấp dịch vụ sửa chữa ô tô.
  • Trở thành thợ sửa chữa tại các xí nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô.
  • Là chuyên viên kỹ thuật tại các công ty vận tải ô tô.
  • Là nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô.
  • Có thể làm công nhân tại các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô.
  • Trở thành giáo viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghề.

Với nền tảng kiến thức và kỹ năng chuyên môn, người lao động có thể tự tin chọn lựa con đường sự nghiệp phù hợp và đóng góp đáng kể vào ngành công nghiệp ô tô.

Điều kiện học Trung cấp Công nghệ Ô tô

Để tham gia tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô, bạn cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Đã tốt nghiệp Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học các ngành khác.
  • Là công dân Việt Nam.
  • Không có lý lịch xấu, không đang trong thời gian thi hành án và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Đảm bảo sức khỏe tốt trong suốt thời gian học tập tại trường.

Nếu bạn đáp ứng đủ những điều kiện trên, bạn có thể đăng ký xét tuyển học  Trung cấp Công nghệ Ô tô ngay từ bây giờ.

Ngành Công nghệ ô tô Xét tuyển môn nào? khối nào?

Theo như tìm hiểu, Ngành Công nghệ KT ô tô xét tuyển những tổ hợp môn: Khối A (Toán – Lý – Hóa), Khối A01 (Toán – Lý – Tiếng Anh). Ngoài ra một số trường có thể xét thêm tổ hợp môn Khối C01 (Toán – Văn – Lý), Khối D01 (Toán – Văn – Tiếng Anh). Hầu hết các trường xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia còn 1 số trường có thêm hình thức xét tuyển bằng học bạ THPT.

 

Thông báo tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô

Đối tượng tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô

  • Học viên tốt nghiệp THCS, THPT.
  • Sinh viên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.

Hình thức đào tạo Trung cấp Công nghệ Ô tô

Học lý thuyết qua Google Meet các buổi tối trong tuần kết hợp học Elearning các bài giảng thông qua tài khoản trên Website trường.

Học Trung cấp Công nghệ Ô tô trong bao lâu?

Tùy theo từng đối tượng thì khi bạn tham gia tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô, thời gian đào tạo sẽ khác nhau. Theo đó:

  • Đối với học viên tốt nghiệp THCS: Học theo tín chỉ 16 – 18 tháng.
  • Đối với học viên tốt nghiệp THPT: Học theo tín chỉ: 12 tháng.
  • Đối với sinh viên đã tốt nghiệp Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học: Học theo tín chỉ: 8 tháng.

Học phí Trung cấp Công nghệ Ô tô là bao nhiêu?

Học phí đào tạo khi tham gia tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô được quy định theo từng đối tượng:

  • Đối với học viên chỉ tốt nghiệp THCS sẽ áp dụng mức học phí 6 triệu/ kỳ ( khóa học kéo dài 3 kỳ) và trước đó, học viên cũng phải học 1 kỳ văn hóa với mức học phí áp dụng 4 triệu.
  • Đối với học viên tốt nghiệp THPT sẽ áp dụng mức học phí 6 triệu/ kỳ với khóa học kéo dài 3 kỳ.
  • Đối với sinh viên tốt nghiệp hoặc đang học Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học sẽ có mức học phí như THCS/ THPT tuy nhiên khóa học chỉ kéo dài 2 kỳ. Vậy nên, học phí đối với đối tượng này được đánh giá là thấp nhất.

Lệ phí Trung cấp Công nghệ Ô tô

  • Lệ phí xét tốt nghiệp: 2 triệu.
  • Lệ phí xét tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô: 200.000

Thực hành, thực tập Trung cấp Công nghệ Ô tô

  • Nếu học viên tìm được cơ sở thực tập thì báo lại với phòng đào tạo thực hành.
  • Trường hợp không có thì sẽ được trường giới thiệu cơ sở thực tập tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

Bằng cấp Trung cấp Công nghệ Ô tô

Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo thông tư số thông tư số 27/2019/TT – BGDĐT:

  • Bắt đầu từ ngày 01/03/2020, trên Bằng tốt nghiệp sẽ không ghi thông tin về hình thức đào tạo.

Chính vì vậy, dành cho những bạn đào tạo hình thức chính quy, vừa học vừa làm hay online học từ xa đều sẽ cấp một loại văn bằng chính quy duy nhất có giá trị ngang bằng nhau.

Hồ sơ xét tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô tại TP Hồ Chí Minh

Để đăng ký chương trình tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • 02 Phiếu tuyển sinh ( theo mẫu của trường).
  • 02 Bản photo công chứng Bằng cấp chuyên ngành cao nhất: TC, CĐ, ĐH.
  • 02 Bản photo công chứng Bảng điểm: TC, CĐ, ĐH.
  • 02 Bản photo công chứng Bằng THPT.
  • 02 Bản photo công chứng học bạ THPT.
  • 02 Bản sao/photo công chứng Giấy khai sinh.
  • 02 Bản sơ yếu lý lịch công chứng.
  • 04 Bản photo công chứng CMND/CCCD( không quá 6 tháng).
  • 04 Ảnh cỡ 3*4 ( không quá 6 tháng, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ở mặt sau ảnh).

Lưu ý: Tất cả giấy tờ trên chỉ cần bản sao công chứng nộp về trường, không cần nộp bản gốc.

Nộp hồ sơ tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô ở đâu

Gửi hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện theo phương thức chuyển phát nhanh đến văn phòng tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô  tại địa chỉ sau:

  • Địa chỉ nộp hồ sơ: 15/1A1, Đ. Số 3, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0383 098 339 (SĐT/ ZALO)
  • Số điện thoại tư vấn tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô: 0383 098 339 (SĐT/ ZALO)