Ngành Kế toán, có lẽ nhiều bạn sẽ chỉ liên tưởng đến các công việc tính toán các khoản thu – chi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, công việc của một kế toán viên không đơn giản như thế. Vậy với vai trò quan trọng trong doanh nghiệp thì kế toán có trách nhiệm và phải làm những gì, hãy cùng tìm hiểu quan bài viết sau đây nhé!
Kế toán là gì , đối tượng học kế toán.
Kế toán là gì?
Kế toán (tiếng Anh: Accounting) là quá trình ghi chép, lưu lại những giao dịch diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Để dựa vào đó phân tích và lập báo cáo tổng kết tình hình tài chính cho ban giám đốc công ty. Theo VCCI thì “Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp”.
Đây được xem là một bộ phận quan trọng trong việc quản lý kinh tế cho doanh nghiệp. Nhiều năm trở lại đây, khi các doanh nghiệp xuất hiện nhanh chóng, ngành kế toán được quan tâm hơn. Do đó, cơ hội việc làm dành cho các bạn trẻ cũng được mở rộng.
Đối Tượng Xét Tuyển
- Học viên tốt nghiệp THCS, THPT.
- Sinh viên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung:
– Đào tạo kế toán viên trình độ trung cấp, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế, luật pháp và tài chính, tiền tệ theo yêu cầu của cán bộ trung cấp kinh tế; có khả năng thực hành thành thạo nghiệp vụ kế toán đúng với chuyên ngành ở vị trí công tác được giao; có khả năng vận dụng những kiến thức được đào tạo vào thực tế công tác, rèn luyện tu dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Biết sử dụng một số kỹ thuật hành chính về soạn thảo văn bản, sắp xếp hồ sơ công việc trong phần hành phụ trách. Biết sử dụng ngoại ngữ, tin học trong công tác kế toán đồng thời có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.
– Người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành kế toán DNSX có khả năng tìm việc làm tại các cơ quan quản lý tài chính chuyên ngành; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân với chức năng, nhiệm vụ là kế toán viên (trung cấp) và cán sự quản lý tài chính.
Mục tiêu cụ thể:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
Về kiến thức:
Để thành công trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán, học viên cần học tập và phát triển những kỹ năng và kiến thức sau:
- Nắm vững kiến thức về hệ thống kế toán, kiểm toán và thuế của Việt Nam, và kết hợp đối chiếu với hệ thống kế toán và kiểm toán quốc tế.
- Phân tích và đánh giá khả năng sử dụng những kiến thức cơ bản của khoa học quản lý trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán.
- Vận dụng kiến thức liên ngành về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học công nghệ và luật pháp vào lĩnh vực kế toán và kiểm toán.
- Hiểu biết sâu về kiến thức cơ bản và chuyên sâu của kế toán và kiểm toán.
- Nắm vững nguyên lý chung và các nguyên tắc ghi chép trong kế toán, cũng như nguyên tắc lập các báo cáo tài chính.
- Cập nhật và đối chiếu hệ thống kế toán quốc tế và hệ thống kế toán tại Việt Nam.
Về kỹ năng
- Vận dụng thành thạo lý thuyết kế toán vào công việc như là tính toán được tiền lương và các khoản trích theo lương,
- Xác định được các loại chi phí và doanh thu phát sinh trong doanh nghiệp
- Xác định được lợi nhuận trong doanh nghiệp
- Hạch toán thành thạo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp
- Ghi vào sổ sách kế toán theo các hình thức như là ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ; ghi sổ theo hình thức nhật ký sổ cái, ghi sổ theo hình thức nhật ký chung; ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ
- Lập – Đọc và phân tích được báo cáo tài chính
- Giải quyết được các vấn đề phát sinh trong công tác kế toán
- Vận dụng thành thạo vi tính văn phòng như là word, excel, powerpoint, Internet, tin học ứng dụng trong kinh doanh, tin học kế toán trong công tác kế toán và công tác kinh doanh.
- Tính toán và khai báo các loại thuế như là thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nhiệp, thuế xuất nhập khẩu,…
- Lập dự toán kinh doanh cho đơn vị
- Hạch toán được một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các đơn vị đặc thù như là: Bưu điện, Hành chính sự nghiệp, kho bạc…
Về thái độ
- Có phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở nơi làm việc.
Về phẩm chất đạo đức
Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Sống một lối sống lành mạnh và có đạo đức.
- Tự tin trong giao tiếp và thực hành công việc trong môi trường làm việc có tính quốc tế.
- Linh hoạt, khéo léo và tinh tế khi thực hiện công việc và xử lí tình huống.
- Chăm chỉ, ham học hỏi, có khát vọng tiến bộ và đặt mục tiêu cho bản thân.
- Nhiệt tình và đam mê với công việc.
- Điềm tĩnh và tự chủ khi ra quyết định.
Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Trung cấp Kế toán Doanh nghiệp và kiểm toán, được ban hành theo quyết định 87/2005/QĐ-BTC ngày 1 tháng 12 năm 2005.
- Đảm bảo tính độc lập trong nghề nghiệp, không bị chi phối hoặc tác động bởi lợi ích vật chất hoặc tinh thần làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập.
- Thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng.
- Công bằng, tôn trọng sự thật và không có thành kiến, thiên vị.
- Duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động nghề nghiệp và làm việc với sự thận trọng cao nhất.
- Bảo mật thông tin trong quá trình thực hiện nghề nghiệp và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn của nghề nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành.
Phẩm chất đạo đức xã hội
- Có trách nhiệm với công việc, khách hàng, cộng đồng, xã hội và môi trường.
- Tuân thủ luật pháp và các quy định của nhà nước, xã hội và cộng đồng.
IV. Cơ hội nghề nghiệp ngành kế toán
Hiện nay, tại bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng cần có một vị trí kế toán. Đây là một trong những bộ phận cốt lõi mang lại giá trị và nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Không chỉ phụ trách công việc ghi chép, phân tích chi tiêu mà còn giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý được hoạt động kinh doanh hiệu quả. Vì thế mà vị trí kế toán là cơ hội lớn cho các bạn sinh viên hiện nay với mức lương vô cùng hấp dẫn, hoặc vượt mức tùy thuộc vào khả năng của bạn.
– Người giữ sổ sách: Đây được xem là vị trí cơ bản. Người giữ sổ sách chịu trách nhiệm thu nhận thông tin, ghi chép và đánh giá dữ liệu, và công việc này được diễn ra mỗi ngày.
– Kế toán viên: Sau khi nhận được số liệu, kế toán viên sẽ là người đo lường và phân tích các thông tin tài chính. Đây được xem là một trong những bước quan trọng để tạo tiền đề cho những công việc sau.
– Giám sát kế toán: Dù là không trực tiếp làm những công việc của kế toán viên nhưng giám sát kế toán cũng có trách nhiệm chia sẻ một phần công việc. Giám sát kế toán sẽ quan sát và hỗ trợ từng thành viên trong nhóm để hoàn thành tốt công việc.
– Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên mới, tổ chức và quản lý phòng kế toán. Kế toán trưởng là bước kiểm tra lại tất cả các thông tin, số liệu để trình lên ban quản lý công ty, doanh nghiệp.
– Quản lý kế toán: Chịu trách nhiệm lập báo cáo những khoản thu chi theo định kỳ, tuy nhiên quản lý kế toán lại không chịu trách nhiệm xử lý. Ngoài ra, quản lý kế toán cũng sẽ phụ trách kiểm tra các khoản chứng từ tài chính liên quan đến công ty.
– Người quản lý kho bạc – thủ quỹ: Công việc của thủ quỹ sẽ là xây dựng và phát triển chính sách cho kho bạc. Phân loại, kiểm tra chất lượng, đảm bảo và quản lý toàn tiền mặt trong két sắt cùng với những giấy tờ thu chi.
– Kiểm soát viên tài chính: Giữ vai trò cao cấp và quan trọng trong kế toán. Họ giám sát và đảm bảo rằng những hồ sơ, tài liệu được lưu trữ thích hợp và chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các hoạt động kế toán của một tổ chức diễn ra suôn sẻ.
– Giám đốc tài chính (CFO): Giữ vị trí cao nhất trong bộ phận kế toán và phụ trách toàn bộ những vấn đề liên quan đến tài chính. CFO chịu trách nhiệm lên kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp, hướng doanh nghiệp theo lối phát triển phù hợp. Và là người trực tiếp báo cáo và đàm phán với ban quản lý cấp cao.
Mức lương của Kế toán trung cấp
Hầu hết khi đăng ký vào chương trình tuyển sinh Trung cấp Kế toán, mọi người sẽ quan tâm đến mức lương của một Kế toán trung cấp sau khi ra trường.
Mức lương của Kế toán trung cấp thường từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng mỗi tháng, phụ thuộc vào kinh nghiệm và chuyên môn của từng cá nhân cũng như vị trí làm việc.
Điều này cũng tùy thuộc vào lĩnh vực và quy mô của công ty hoặc tổ chức mà bạn làm việc.
Các công ty hoặc tổ chức lớn thường trả lương và phúc lợi cao hơn so với các công ty hoặc tổ chức nhỏ. Bạn cũng có thể nhận được mức lương cao hơn nếu có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao.
Ngoài mức lương cơ bản, Kế toán trung cấp cũng được hưởng các khoản phúc lợi như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, lương tháng 13, lương thưởng và các chế độ nghỉ phép.
Tuy nhiên, mức lương của Kế toán trung cấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như địa điểm làm việc, thị trường lao động và tình trạng kinh tế chung.
Vì vậy, để có mức lương tốt và phát triển sự nghiệp thành công, bạn cần nâng cao kỹ năng chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm và luôn cập nhật với các xu hướng mới nhất trong ngành kế toán.
Liên hệ tuyển sinh Trung cấp Kế toán
Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn thông tin về ngành Kế toán đầy đủ nhất. Nếu các bạn có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh Trung cấp Kế toán, có thể liên hệ qua zalo hoặc gọi trực tiếp qua số điện thoại 0383 098 339 (SĐT/ ZALO) để được hướng dẫn và tư vấn làm hồ sơ một cách tận tình nhất nhé!
- Lịch khai giảng thường xuyên.
- Các bạn học viên ở xa có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
- Học phí : 6.000.000đ/ 1 kỳ (2 kỳ / 1 khóa).
- Lệ phí xét tốt nghiệp: 2.000.000đ.
- Lệ phí xét tuyển : 200.000đ.