Trong xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, nền công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành nghề, theo đó Kỹ thuật ô tô, cơ điện tử, công nghệ thông tin… là những ngành nghề trọng điểm được các doanh nghiệp đón đầu. Do đó liên tục nhiều năm qua ngành Kỹ thuật ô tô là ngành thu hút được nhiều nhu cầu lao động, và nhanh chóng trở thành xu thế lựạ chọn cho các bạn trẻ.
Vậy cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật ô tô hiện nay cụ thể là như thế nào? Hãy cùng xem qua những thông tin tại bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành học này cũng như là cơ hội việc làm trong tương lai.
I. NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ LÀ GÌ?
Công nghệ ô tô là ngành gì? Ngành Công nghệ ô tô là gì? Ngành Công nghệ ô tô là ngành học đào tạo tích hợp kiến thức nhiều lĩnh vực với nhau bao gồm: tự động hóa, cơ khí, điện – điện tử, công nghệ chế tạo máy, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô (điều hành phụ tùng, cải tiến, lắp ráp và quản lý hiệu quả sử dụng).
Ngành Công nghệ ô tô được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn, quan trọng số 1 ở Việt Nam. Là một ngành học liên quan đến nhiều kiến thức chuyên ngành của nhiều lĩnh vực như: Điện – điện tử, Cơ khí, chế tạo máy, tự động hoá, công nghệ chế tạo máy… chuyên về khai thác kết hợp sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng.
Công nghệ kỹ thuật ô tô là một nhánh của kỹ thuật giao thông bao gồm các yếu tố như kỹ thuật cơ khí, điện, điện tử, phần mềm và an toàn, ứng dụng để thiết kế, sản xuất và vận hành các hệ thống trên ô tô. Như vậy, học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô bạn sẽ được tiếp xúc với hầu hết mọi mặt liên quan đến ô tô từ điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng.
II. NGÀNH CÔNG NGHÊ Ô TÔ SẼ HỌC NHỮNG GÌ?
- Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô – máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển… để có thể áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành và các kỹ năng liên quan đến ô tô.
- Đào tạo các kiến thức về kỹ thuật cơ khí, điện, điện tử, phần mềm và an toàn, ứng dụng để thiết kế, sản xuất và vận hành xe gắn máy, xe du lịch, xe tải và xe buýt và các hệ thống nhỏ trên ô tô.
- Sinh viên còn được chú trọng đào tạo các kỹ năng chuyên môn như: khai thác, sử dụng kỹ thuật ô tô cũng như hoạt động sản xuất phụ tùng, điều khiển và lắp ráp. Góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện cũng như phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường.
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp.
- Ngoài các kiến thức nên tảng, thực tiễn về chuyên ngành sinh viên học ngành Ô tô còn được trang bị kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian…
Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô mà sinh viên được học như: Động cơ đốt trong, Quản lý dịch vụ ô tô, tính toán ô tô, hệ thống điện – điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, Công nghê chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô,…
III. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP HẤP DẪN SAU KHI RA TRƯỜNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ
Ngành công nghệ ô tô mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các sinh viên sau khi ra trường. Dưới đây là một số cơ hội nghề nghiệp phổ biến mà ngành công nghệ ô tô có thể mang lại:
- Kỹ sư ô tô: Các kỹ sư ô tô tham gia vào quá trình thiết kế, phát triển và kiểm tra các linh kiện ô tô. Họ có thể làm việc trong các lĩnh vực như kỹ thuật cơ khí, điện tử, điện, phần mềm hoặc chuyên về các hệ thống cụ thể như động cơ, hộp số, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống điều hòa và nhiều hơn nữa.
- Kỹ sư ô tô tự động hóa: Với sự phát triển của ô tô tự động và công nghệ ô tô thông minh, cơ hội cho các kỹ sư ô tô tự động hóa ngày càng tăng. Công việc của họ là phát triển và triển khai các hệ thống điều khiển tự động và các giải pháp tự động hóa trong ô tô.
- Chuyên gia phân tích dữ liệu ô tô: Với sự gia tăng của các cảm biến và hệ thống kết nối trong ô tô, dữ liệu ô tô trở thành một tài sản quan trọng. Chuyên gia phân tích dữ liệu ô tô làm việc để thu thập, phân tích và tận dụng dữ liệu từ các xe ô tô để hiểu và cải thiện hiệu suất, an toàn và trải nghiệm người dùng.
- Chuyên gia phát triển phần mềm ô tô: Công nghệ ô tô đang trở thành một ngành công nghiệp phần mềm ngày càng quan trọng. Chuyên gia phát triển phần mềm ô tô tham gia vào việc phát triển hệ điều hành, ứng dụng và các giải pháp phần mềm khác cho ô tô. Họ có thể làm việc trong lĩnh vực như phát triển phần mềm nhúng, trí tuệ nhân tạo, hệ thống định vị và kết nối, và giao diện người-máy.
- Kỹ sư thử nghiệm ô tô: Kỹ sư thử nghiệm ô tô có trách nhiệm đảm bảo rằng các sản phẩm ô tô đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hiệu suất. Họ thực hiện các thử nghiệm và kiểm tra trên xe ô tô để đánh giá và cải thiện tính năng và khả năng hoạt động của chúng.
- Chuyên gia bảo trì và sửa chữa ô tô: Với sự phát triển của công nghệ ô tô, các chuyên gia bảo trì và sửa chữa ô tô có vai trò quan trọng trong việc duy trì và sửa chữa các hệ thống phức tạp trong ô tô. Họ cần hiểu về cơ cấu, hệ thống điện, điện tử và phần mềm của ô tô để khắc phục sự cố và bảo trì.
Ngoài ra, ngành công nghệ ô tô còn cung cấp các cơ hội nghề nghiệp khác như chuyên viên bán hàng ô tô, chuyên viên tiếp thị ô tô, chuyên viên nghiên cứu và phát triển ô tô, chuyên viên an toàn ô tô, chuyên viên quản lý dự án ô tô, và nhiều vị trí khác.
Đặc điểm hấp dẫn của ngành công nghệ ô tô là nó liên quan trực tiếp đến một ngành công nghiệp lớn và đang phát triển, mang lại nhiều cơ hội thú vị và tiềm năng cho sự phát triển cá nhân và chuyên môn. Công nghệ ô tô không chỉ tạo ra các sản phẩm mới mà còn đóng góp vào cuộc cách mạng công nghiệp ô tô với sự phát triển của xe tự lái, ô tô điện, và các công nghệ khác.
Để tận dụng tốt cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường trong ngành công nghệ ô tô, quan trọng để tiếp tục nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình thông qua việc tham gia các khóa học, đào tạo chuyên sâu và thực tập trong các công ty ô tô hàng đầu.
THÔNG TIN TUYỂN SINH NGÀNH TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ Ô TÔ
- Đối tượng tuyển sinh
– Hệ văn bằng 2 (Học 1 năm): Sinh viên đã tốt nghiệp Trung cấp / Cao đẳng / Đại học;
– Hệ Trung cấp (Học 2 năm): Học viên đã tốt nghiệp THPT.
- Hình thức đào tạo
+ Học online trên hệ thống E-learning , học từ xa qua Google Meet.
- Hồ sơ xét tuyển
– 01 Hồ sơ đăng ký tuyển sinh (Theo mẫu).
– 02 Bằng tốt nghiệp và bảng điểm (Photo công chứng)
– 02 Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, Học bạ Trung học phổ thông (Photo công chứng).
– 02 CMND (Photo công chứng); 04 ảnh 3×4 (Có ghi rõ Họ tên; Ngày sinh; Nơi sinh phía sau ảnh).
- Thông tin liên hệ:
– Thời gian làm việc: 08h – 17h (Thứ 2 đến Chủ nhật hàng tuần)
– Điện thoại: 0383 098 339 (SĐT/ ZALO)