Công nghệ ô tô là lĩnh vực đầy triển vọng, hứa hẹn tiềm năng phát triển mạnh mẽ không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai. Chính vì thế, ngày càng có nhiều người đặt mục tiêu hướng đến ngành học và công việc này. Vậy ngành công nghệ ô tô có những triển vọng thế nào?
Trung cấp Công nghệ Ô tô là gì?
Trung cấp Công nghệ ô tô là một ngành kỹ thuật tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực như cơ khí, điện – điện tử, tự động hóa và công nghệ chế tạo. Chương trình này tập trung đào tạo và trang bị cho học viên những kiến thức liên quan đến ô tô, bao gồm cách khai thác, sử dụng, quản lý và sửa chữa các hệ thống trên ô tô.
Nhờ chương trình này, học viên sẽ nắm vững lý thuyết và ứng dụng kiến thức vào công việc thực tế. Điều này giúp họ trở thành những chuyên gia có kỹ năng và hiểu biết sâu về ô tô, có khả năng làm việc hiệu quả trong ngành công nghiệp này.
Triển vọng của ngành công nghệ ô tô
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và nhu cầu xã hội, công nghệ ô tô trở thành lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế toàn cầu. Cụ thể, ngành nghề này đang ngày càng cho thấy những tiềm năng lớn mạnh:
– Ngành công nghiệp vẫn giữ được phong độ tích cực trước những biến động của nền kinh tế: Trong khi nhiều ngành nghề khác chịu ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19 thì công nghệ ô tô vẫn có những bước tiến ngoạn mục. Được biết, thị trường này hứa hẹn sẽ có những chuyển biến tích cực và mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn 2021 – 2030. Xét trong khu vực, Việt Nam là thị trường ô tô có quy mô lớn thứ 4 trong khu vực ASEAN, xếp sau Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng lượng tiêu thụ ô tô con tại Việt Nam năm 2021 vẫn cao hơn mức 296.634 xe của năm 2020 (Theo thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam).
– Nhu cầu lớn về nguồn nhân lực: Trong xu thế hội nhập, kinh tế phát triển, nhu cầu mua sắm các loại phương tiện di chuyển đặc biệt là ô tô đang có tốc độ gia tăng nhanh chóng. Ô tô đã ngày càng trở thành phương tiện đi lại phổ biến của nhiều người dân. Thực tế này kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực ngày một tăng trong tương lai, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.
– Mức thu nhập cao: Các công việc liên quan đến lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô luôn có mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên, ngành công ô tô có mức thu nhập đa dạng dựa trên nhiều tiêu chí. Do đó, các sinh viên nên trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để đạt được mức lương như kỳ vọng.
Những vị trí công việc sau khi ra trường của ngành Công nghệ ô tô
Học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô – máy động lực, động cơ, điều khiển, cơ cấu khí, hệ thống điện… để có thể áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành ô tô cao. Điều thú vị ở ngành học này là trên một chiếc ô tô có hàng trăm ngàn chi tiết máy được lắp ráp và khớp nối với nhau, trải qua nhiều công đoạn thành hoàn chỉnh. Cũng chính vì thế mà ngành này cần rất nhiều nhân lực. Tất cả sẽ là đòn bẩy tạo nên đội ngũ lao động chất lượng, lành nghề.
Công nghệ ô tô hiện là lĩnh vực được tích hợp kiến thức của nhiều ngành học, môn học. Chính vì thế, sinh viên có thể áp dụng làm việc tại nhiều vị trí khác nhau ở những nơi như:
– Các nhà máy, trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn ô tô trong nước và quốc tế
– Các cơ sở sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô
– Công ty trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo ô tô và xe chuyên dụng, vận tải và khai thác các thiết bị xe-máy công trình, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng.
– Các cơ quan quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ và công nghiệp ô tô….
– Ngoài ra, còn có thể đảm nhận các vai trò khác như tại các công ty dầu khí, trạm phát điện, máy công trình, tàu thủy,…
Thông báo tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô
Đối tượng tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô
- Học viên tốt nghiệp THCS, THPT.
- Sinh viên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.
Hình thức đào tạo Trung cấp Công nghệ Ô tô
Học lý thuyết qua Google Meet các buổi tối trong tuần kết hợp học Elearning các bài giảng thông qua tài khoản trên Website trường.
Học Trung cấp Công nghệ Ô tô trong bao lâu?
Tùy theo từng đối tượng thì khi bạn tham gia tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô, thời gian đào tạo sẽ khác nhau. Theo đó:
- Đối với học viên tốt nghiệp THCS: Học theo tín chỉ 16 – 18 tháng.
- Đối với học viên tốt nghiệp THPT: Học theo tín chỉ: 12 tháng.
- Đối với sinh viên đã tốt nghiệp Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học: Học theo tín chỉ: 8 tháng.
Học phí Trung cấp Công nghệ Ô tô là bao nhiêu?
Học phí đào tạo khi tham gia tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô được quy định theo từng đối tượng:
- Đối với học viên chỉ tốt nghiệp THCS sẽ áp dụng mức học phí 6 triệu/ kỳ ( khóa học kéo dài 3 kỳ) và trước đó, học viên cũng phải học 1 kỳ văn hóa với mức học phí áp dụng 4 triệu.
- Đối với học viên tốt nghiệp THPT sẽ áp dụng mức học phí 6 triệu/ kỳ với khóa học kéo dài 3 kỳ.
- Đối với sinh viên tốt nghiệp hoặc đang học Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học sẽ có mức học phí như THCS/ THPT tuy nhiên khóa học chỉ kéo dài 2 kỳ. Vậy nên, học phí đối với đối tượng này được đánh giá là thấp nhất.
Lệ phí Trung cấp Công nghệ Ô tô
- Lệ phí xét tốt nghiệp: 2 triệu.
- Lệ phí xét tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô: 200.000
Thực hành, thực tập Trung cấp Công nghệ Ô tô
- Nếu học viên tìm được cơ sở thực tập thì báo lại với phòng đào tạo thực hành.
- Trường hợp không có thì sẽ được trường giới thiệu cơ sở thực tập tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Bằng cấp Trung cấp Công nghệ Ô tô
Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo thông tư số thông tư số 27/2019/TT – BGDĐT:
- Bắt đầu từ ngày 01/03/2020, trên Bằng tốt nghiệp sẽ không ghi thông tin về hình thức đào tạo.
Chính vì vậy, dành cho những bạn đào tạo hình thức chính quy, vừa học vừa làm hay online học từ xa đều sẽ cấp một loại văn bằng chính quy duy nhất có giá trị ngang bằng nhau.
Mục tiêu đào tạo chung Trung cấp Công nghệ Ô tô
Chương trình đào tạo Công nghệ Ô tô giúp học viên nắm vững và hiểu rõ các nhiệm vụ và yêu cầu của ngành công nghệ ô tô. Học viên sẽ được học về cấu tạo, hoạt động, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống, bộ phận và chi tiết trong ô tô. Điều này đảm bảo rằng họ đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất và có khả năng đảm bảo an toàn kỹ thuật trong công việc của mình.
Mục tiêu đào tạo cụ thể Trung cấp Công nghệ Ô tô
Về kiến thức
- Cung cấp kiến thức cơ bản để hỗ trợ học viên tiếp thu kiến thức chuyên môn về Sửa chữa ô tô.
- Nắm rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong, cũng như của ô tô và xe máy.
- Giới thiệu quy trình và phương pháp tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các hư hỏng thông thường của động cơ và ô tô.
Về kỹ năng
- Đào tạo thực hành tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa các hư hỏng của động cơ và ô tô.
- Kiểm định chất lượng động cơ, hệ thống phanh và khí xả của ô tô.
Về thái độ
- Thái độ nghiêm túc và tôn trọng pháp luật.
- Sống và làm việc một cách nghiêm túc, khiêm tốn, cẩn trọng và tỉ mỉ, chính xác.
- Sống chân thành, thẳng thắn, hòa đồng với mọi người và có thái độ hợp tác với đồng nghiệp.
- Tích cực học tập và nghiên cứu để nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn.
Hồ sơ xét tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô tại TP Hồ Chí Minh
Để đăng ký chương trình tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- 02 Phiếu tuyển sinh ( theo mẫu của trường).
- 02 Bản photo công chứng Bằng cấp chuyên ngành cao nhất: TC, CĐ, ĐH.
- 02 Bản photo công chứng Bảng điểm: TC, CĐ, ĐH.
- 02 Bản photo công chứng Bằng THPT.
- 02 Bản photo công chứng học bạ THPT.
- 02 Bản sao/photo công chứng Giấy khai sinh.
- 02 Bản sơ yếu lý lịch công chứng.
- 04 Bản photo công chứng CMND/CCCD( không quá 6 tháng).
- 04 Ảnh cỡ 3*4 ( không quá 6 tháng, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ở mặt sau ảnh).
Lưu ý: Tất cả giấy tờ trên chỉ cần bản sao công chứng nộp về trường, không cần nộp bản gốc.
Nộp hồ sơ tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô ở đâu
Gửi hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện theo phương thức chuyển phát nhanh đến văn phòng tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô tại địa chỉ sau:
-
- Địa chỉ nộp hồ sơ: 15/1A1, Đ. Số 3, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hotline: 0383 098 339 (SĐT/ ZALO)
- Số điện thoại tư vấn tuyển sinh Trung cấp Công nghệ Ô tô: 0383 098 339 (SĐT/ ZALO)